Tài nguyên

Cùng Nâng Tầm Đồ Cũ!

người bắt đầu
Photo: © iStock-664980412_Rawpixel
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 )
Loading...
Tài nguyên
Dự án
Đối tượng
Khoa học Trái đất
Các chủ đề
Biến đổi khí hậu Tính bền vững
Thời gian hoạt động
45- 60 phút

Một phát minh từng được làm ra khiến cho cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn, thì giờ đây đang làm nghẹt thở hành tinh này. Ô nhiễm do nhựa là một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay.

Sience S
Technology T
Engineering E
Mathematics M

Liên quan

Mục tiêu phát triển bền vững

Giới thiệu

Một phát minh từng được làm ra khiến cho cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn, thì giờ đây đang làm nghẹt thở hành tinh này. Ô nhiễm do nhựa là một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay.

Văn hóa vứt đồ cũ cùng với việc sử dụng đồ nhựa đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đất đai, các vùng nước, động vật, chim chóc và thậm chí sinh vật biển cũng nhìn thấy nhựa ở trong chúng. Vi nhựa có hại ở khắp mọi nơi trên trái đất, từ đỉnh E-vơ-rét đến rãnh Ma-ri-a-na.

Nhiều quốc gia đã cam kết hành động để giải quyết mối đe dọa từ nhựa bằng cách thực thi các lệnh cấm nghiêm ngặt đối với việc sử dụng các vật liệu này và thực hiện các dự án tái chế hiệu quả.
Mặc dù những sáng kiến tuyệt vời này đang được chính phủ các nước giải quyết trên quy mô lớn, nhưng liệu có điều gì chúng ta có thể làm tại địa phương và tại nhà của chúng ta với các nguồn lực sẵn có để giảm tiêu thụ nhựa không?

Có, có một cách chúng ta có thể giúp sức – Nâng tầm đồ cũ (Upcycling)! Việc kéo dài tuổi thọ của một vật liệu bỏ xó, bằng cách tái sử dụng chúng thành những thứ hay ho, do đó làm tăng giá trị của nó được gọi là Upcycling – nâng tầm đồ cũ.

Hoạt động này sẽ giúp chúng ta mở rộng tầm mắt về khả năng vô tận của việc sử dụng các khái niệm khoa học đơn giản để biến những đồ phế thải thành các vật dụng hữu ích và đặt câu hỏi về nhu cầu các sản phẩm nhựa mới được sản xuất.

Mục tiêu chính
  • Thông qua hoạt động thực hành, trẻ em sẽ học được là hoạt động mao dẫn có thể giúp chúng tạo ra một chậu trồng cây tự tưới nước, và hiểu được hiệu quả sử dụng nước của nó.
  • Trẻ sẽ có hiểu rõ hơn về mã tái chế nhựa in trên bao bì để giúp chúng phân loại rác thải tốt hơn.
  • Trẻ sẽ biết rằng nâng tầm đồ cũ là một cách để giải quyết vấn đề rác thải và có thể thực hiện dễ dàng tại nhà.
  • Trẻ sẽ hiểu rằng nâng tầm đồ cũ có thể là con đường đưa đến cơ hội kinh doanh sáng tạo đột phá.
Câu hỏi hướng dẫn
  1. Điều gì đã làm cho nước ngấm lên sợi len? Bạn có thể đưa ra một ví dụ mà quá trình này được nhìn thấy trong thế giới tự nhiên? (Rễ cây hấp thu nước từ đất)
  2. Phân loại rác thải là gì? Nó có cần thiết không?
  3. Có bao nhiêu chất thải nhựa sinh ra trong nhà của chúng ta mỗi ngày? Tất cả chúng có thể được tái chế hay không? (Giới thiệu Mã Tái Chế Nhựa)
  4. Có thể tái chế chai nhựa đang sử dụng cho hoạt động của chúng ta không? Cần bao nhiêu năng lượng để tái chế nó? (Thảo luận về các bước tái chế PETE 1 và những vật dụng có thể được làm từ nó. Ví dụ: đồ nội thất, thảm, hộp đựng v v…)
  5. Chúng ta có thể làm gì đó với rác thải nhựa trong nhà của mình không? (Giới thiệu Nâng tầm đồ cũ bằng một ví dụ như sử dụng hộp sữa chua để đựng các vật dụng văn phòng phẩm, làm giấy thủ công từ giấy vụn, v.v.).

Các tác giả

Yoshida Menon and Preveena Nandakumar