Khám phá độ đục của nước bằng điện thoại thông minh
- Tài nguyên
- Thí Nghiệm
- Đối tượng
- Sinh học Hóa học Vật lý
- Các chủ đề
- Nghiên cứu khoa học
- Thời gian hoạt động
- 3 hours
Hoạt động này sẽ tập trung vào những biện pháp đơn giản để đo mức độ đục của nước. Kiến thức này sẽ được sử dụng để khám phá mức độ đục của nước xung quanh trường học hoặc nhà của học sinh.
- Giới thiệu
-
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng đối với sự sống còn của con người và các sinh vật khác nhau trên trái đất. Nước rất cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày như dùng để uống, giặt giũ, tắm và là môi trường sống quan trọng đối với nhiều loài sinh vật và thực vật. Do đó, nước cần đảm bảo sạch và an toàn.
Ở một số nơi, nguồn nước không được bảo vệ tốt vì vậy mà nước xuất hiện những vẩn đục, có mùi và thậm chí chứa chất độc hại. Điều này là do nguồn nước thường không được chú ý tới và bị nhiễm chất độc hại từ rác thải của con người. Nước quá đục không an toàn để uống hoặc thậm chí để làm sạch. Bên cạnh đó, ở vùng nước đục, sinh vật thủy sinh có thể không sống sót được vì thiếu ánh sáng. Các hạt trôi nổi trong nước có thể ở một mức độ nào đó cản trở các quá trình khử trùng bằng tia cực tím (UV), vì các loại virus có thể tránh bức xạ UV bằng cách ẩn đằng sau các hạt.
Hoạt động lần này sẽ tập trung vào những cách đo độ đục của nước. Kiến thức này sẽ được sử dụng để phát hiện mức độ đục của nước xung quanh trường học hoặc nhà ở của học sinh. Công cụ đo lường sẽ được sử dụng là điện thoại thông minh, một công cụ giao tiếp mà hiện nay hầu hết tất cả giáo viên và học sinh đều sử dụng.
- Mục tiêu chính
-
- Phân biệt các chất hòa tan và không hòa tan trong nước.
- Hiểu rằng các hạt không hòa tan trong nước có thể được phát hiện bằng cách quan sát ảnh hưởng của ánh sáng tán xạ hoặc phản xạ.
- Thiết kế một thiết bị đo độ đục nước đơn giản bằng cách sử dụng khái niệm tán xạ và phản xạ hoặc truyền ánh sáng.
- Thu thập dữ liệu, phân tích kết quả và diễn giải dữ liệu.
- Câu hỏi hướng dẫn
-
- Đường truyền ánh sáng trong nước thay đổi như thế nào khi các chất khác nhau được thêm vào?
- Sự khác biệt giữa các chất tan trong nước và không tan trong nước trong việc đo độ đục của nước là gì?
- Số lượng của một chất được sử dụng có ảnh hưởng gì đến độ đục của nước?
- Mức độ đục nói gì về độ sạch của nước?