Tài nguyên

Bầu Trời Xanh

ở giữa
Blue Sky Photo: © Image by Mint_Foto from Pixabay
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 )
Loading...
Tài nguyên
Thí Nghiệm
Đối tượng
Khoa học Trái đất
Các chủ đề
Nghiên cứu khoa học
Thời gian hoạt động
45 phút

Mặt trời tạo ra ánh sáng trắng, nó bao gồm ánh sáng của tất cả các màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam và tím. Ánh sáng là một loại sóng, và mỗi màu này tương ứng với một tần số khác nhau và do đó có một bước sóng ánh sáng khác nhau. Các màu trong quang phổ cầu vồng được sắp xếp theo tần số của chúng: Ánh sáng tím và xanh lam có tần số cao hơn ánh sáng vàng, da cam và ánh sáng đỏ.

Sience S
Technology T
Engineering E
Mathematics M

Liên quan

Mục tiêu phát triển bền vững

Giới thiệu

Mặt trời tạo ra ánh sáng trắng, nó bao gồm ánh sáng của tất cả các màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam và tím. Ánh sáng là một loại sóng, và mỗi màu này tương ứng với một tần số khác nhau và do đó có một bước sóng ánh sáng khác nhau. Các màu trong quang phổ cầu vồng được sắp xếp theo tần số của chúng: Ánh sáng tím và xanh lam có tần số cao hơn ánh sáng vàng, da cam và ánh sáng đỏ.

Khi ánh sáng trắng từ mặt trời xuyên qua bầu khí quyển của trái đất, nó sẽ va chạm với các phân tử khí. Các phân tử này khiến ánh sáng bị tán xạ. Ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì càng bị tán xạ bởi khí quyển. Bởi vì bước sóng của ánh sáng xanh lam ngắn hơn rất nhiều nên nó bị tán xạ nhiều hơn ánh sáng đỏ khoảng mười lần.

Ngoài ra, tần số của ánh sáng xanh, so với ánh sáng đỏ, gần với tần số cộng hưởng của các nguyên tử và phân tử của không khí hơn. Tức là, nếu các electron liên kết với các phân tử trong không khí bị đẩy, chúng sẽ dao động với tần số riêng còn cao hơn tần số của ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh đẩy các electron có tần số gần với tần số cộng hưởng tự nhiên của chúng, làm cho ánh sáng xanh bị bức xạ lại theo mọi hướng trong một quá trình gọi là tán xạ. Ánh sáng đỏ không bị tán xạ tiếp tục đi theo hướng ban đầu của nó. Khi bạn nhìn lên bầu trời, ánh sáng xanh bị tán xạ là ánh sáng mà bạn nhìn thấy.

Mục tiêu chính
  1. Khi ánh sáng mặt trời truyền qua bầu khí quyển, ánh sáng xanh lam tán xạ nhiều hơn các màu khác, khiến cho ánh sáng truyền qua có màu vàng cam chủ đạo. Ánh sáng tán xạ làm cho bầu trời có màu xanh lam; còn ánh sáng truyền qua lại làm cho hoàng hôn có màu đỏ cam.
Câu hỏi hướng dẫn
  1. Tại sao bầu trời màu xanh?
  2. Tại sao hoàng hôn màu đỏ?

Các tác giả

Học viện Giáo viên Exploratorium https://www.exploratorium.edu/snacks/blue-sky